Khi nào thì phụ nữ không nên dùng miếng dán tránh thai?

Miếng dán tránh thai hoạt động dựa trên cơ chế thúc đẩy quá trình sản xuất hormone qua da, ngăn chặn hoạt động của buồng trứng, làm giảm chất nhầy ở cổ tử cung, từ đó gây khó khăn cho việc thụ tinh, giảm khả năng mang thai.

Khi nào thì phụ nữ không nên dùng miếng dán tránh thai?

Khi nào thì phụ nữ không nên dùng miếng dán tránh thai?

Không phải trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể sử dụng miếng dán tránh thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo sự an toàn.

Trong những trường hợp sau đây, bạn không nên sử dụng miếng dán tránh thai:

– Phụ nữ 35 tuổi trở lên và có thói quen hút thuốc

– Phụ nữ béo phì

– Phụ nữ đang phải dùng thuốc trị bệnh

– Phụ nữ đang cho con bú

– Phụ nữ mắc bệnh liên quan đến hệ tim mạch

– Phụ nữ mắc ung thư vú

– Phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu

– Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường

Trong trường hợp bạn không mắc bệnh, không hút thuốc, sức khỏe ổn định, bạn có thể sử dụng miếng dán tránh thai cho tới độ tuổi 50. Miếng dán tránh thai được cho là một phương pháp an toàn, tiện lợi và hạn chế tối đa rủi ro. Không giống như thuốc viên, miếng dán sẽ không gây tác dụng phụ như buồn nôn hay tiêu chảy, thậm chí miếng dán còn có tác dụng cải thiện tình trạng mụn trứng cá, giảm triệu chứng giai đoạn tiền mãn kinh.

Một số tác dụng phụ của miếng dán tránh thai

– Miếng dán tránh thai có thể gây kích ứng da trong một số trường hợp. Nếu xuất hiện tình trạng này, bạn nên tạm ngưng sử dụng.

– Chảy máu âm đạo cũng rất phổ biến ở những người mới sử dụng lần đầu.

– Miếng dán tránh thai chỉ có tác dụng ngăn cản quá trình thụ tinh, biện pháp này không giúp bạn phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất là sử dụng bao cao su.

Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Bạn phải thay miếng dán tránh thai 7 ngày 1 lần, chu kỳ diễn ra trong 21 ngày, sau đó bạn sẽ ngừng sử dụng trong 7 ngày cuối, tức là bạn sẽ không phải áp dụng miếng dán vào tuần cuối cùng của tháng.

Đây là một chu kỳ chuẩn và bạn nên tuân thủ để đạt được hiệu quả như ý muốn. Bạn có thể dán ở nhiều khu vực trên cơ thể, tuy nhiên, phải đảm bảo làn da sạch sẽ, khô thoáng và ít lông, điều này sẽ giúp miếng dán thẩm thấu tốt hơn.

Bạn không nên dán lên vùng da đang bị tổn thương, vùng da nhạy cảm, tránh dán ở vùng ngực. Có thể thay đổi vị trí dán mỗi lần thay mới để tránh gây kích ứng da.